Dạy con quản lý cảm xúc – Giúp con hoàn thiện nhân cách

5/5 - (1 bình chọn)

Những trải nghiệm cảm xúc từ khi sinh ra đến lúc 6 tuổi có một tác động lâu dài trong cuộc đời một người. Những cảm xúc này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách tương lai của trẻ. Nếu những cảm xúc tiêu cực diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng lâu dài tới nhân cách, sức khỏe và các mối quan hệ cá nhân của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý tới cảm xúc của trẻ và hướng dẫn trẻ quản lý cảm xúc từ sớm.

Kỹ năng quản lý cảm xúc không tự nhiên mà có

Khi lên 2 tuổi  trẻ nhỏ có rất nhiều cảm xúc nhưng lại chưa có kỹ năng điều chỉnh, quản lý. Vì vậy, trẻ rất dễ rơi vào “khủng hoảng”. Khi 5 tuổi kỹ năng điều chỉnh cảm xúc sẽ tốt hơn. Nhưng không đồng nghĩa là kỹ năng này sẽ “tự nhiên” mà có. Những đứa trẻ và cả người lớn đều cần rèn luyện kỹ năng năng quản lý cảm xúc bằng nhiều cách khác nhau. Kỹ năng này đòi hỏi cả quá trình và thời gian, đôi khi là học cả đời.

Làm sao để dạy con quản lý cảm xúc? Làm sao để giúp con bình tĩnh lại khi con bị cảm xúc áp đảo?  Bố mẹ đừng quát nạt, mắng mỏ, chèn ép và coi thường những cảm xúc mà con có. Sự bình tĩnh của bố mẹ là rất cần thiết để con bình tĩnh lúc này.

Cách dạy con quản lý cảm xúc

Dạy con biết cảm xúc là có thể thay đổi

Trẻ sẽ cư xử sai khi cảm thấy tiêu cực về bản thân
Dạy con biết cảm xúc là có thể thay đổi

Trẻ nhỏ thường nghĩ mọi thứ là cố định, không thể thay đổi. Đó là lý do vì sao cách xử lý của con với nhiều tình huống khác nhau lại cùng một cảm xúc. Ví dụ: con khóc vì “Con phải làm cái này” hoặc “Bố mẹ không được làm cái kia”. Trẻ không nhận ra hoặc đôi khi không nhớ nổi rằng không có cảm xúc là như thế nào. Vì vậy bố mẹ cần thường xuyên  nhắc nhở con có thể kiểm soát cảm xúc của mình.

Ví dụ: Đặt tên cho cảm xúc của con. Mình nói “Sao hôm nay con có vẻ khó chịu cáu kỉnh. Con có nhớ bài hát happy face không, con thử làm mặt happy face mẹ xem nào?”. Sau đó mình tự mô phỏng khuôn mặt tức giận và chuyển đổi sang mặt cười để con nhìn. Trẻ nhanh chóng bị cuốn vào trò chơi. Từ đó các cảm xúc tiêu cực trong trẻ được khuếch tán, chuyển sang một trạng thái cảm xúc đỡ tiêu cực hơn.

Phương pháp thổi nến

Trong trường hợp con đang rơi vào cơn giận dữ và khóc lóc inh ỏi. Các cảm xúc rất khó kiềm chế. Bố mẹ cần bình tĩnh dạy con quản lý cảm xúc thông qua phương pháp thổi nến. Khi tức giận, cách giữ bình tĩnh tốt nhất là hít thở sâu. Nhưng làm sao có thể hít thở khi cảm xúc đang lấn át. Bảo con nghe lời thực hiện hít thở thật sự không dễ dàng.

Trong trường hợp này bố mẹ nên xử trí như sau: Giúp con tưởng tượng ra một cái gì đó cụ thể hơn để con có thể thở. Và trong tình huống này là: thổi nến. Giơ 1 ngón tay lên và nói “Con thử thổi nến này đi”. Mỗi lần con thổi, ngón tay lại cụp xuống. Và con bật cười. Hít thở giúp đảo ngược sự căng thẳng và cảm xúc quá lớn. Khi con đã bình tĩnh trở lại, bố mẹ mới quay trở lại để nhắc về những cảm xúc của con.

Dạy con quản lý cơn cáu giận

Dạy con quản lý cơn cáu giận
Dạy con quản lý cơn cáu giận

Giận dữ và thất vọng là cảm xúc không thể thiếu trong cuộc sống. Ai cũng sẽ có lúc thất vọng, cáu giận. Trẻ con cũng vậy. Những cảm xúc này không hoàn toàn tiêu cực như chúng ta thấy. Bởi nó cũng chính là đòn bẩy để ta có thêm quyết tâm hoành thành công việc, mục tiêu. Nhưng quá nhiều thất vọng và sự giận dữ thì lại không mang đến hiệu quả như vậy đặc biệt với trẻ em.

Các bé tức giận vì điều gì đó làm mãi không thành công. Ví dụ như mảnh lego không thể ghép khít được, chiếc quần đó không thể cho chân vào được,…

Cách xử trí của ba mẹ lúc này:

Trước tiên, bố mẹ nên đặt tên cho cảm xúc “Con hình như đang rất cáu giận/thất vọng. Có phải vì con không…? Mẹ thấy hình như trong người con đang có một quả bóng giận to lắm. Giận quá. Con ném đó ra ngoài cho mẹ xem”. Sau đó, mình mô phỏng việc ném một quả bóng tưởng tượng (như thật) cho con xem. Hành động này giúp giải phóng sự giận dữ. Mẹ có thể nói: “Mẹ thấy hình như chưa đủ xa, con thử ném lại nhé. Hay là 2 mẹ con mình cùng ném?”.

Lưu ý khi dạy con quản lý cảm xúc

Dù bố mẹ sử dụng phương pháp nào cũng cần nhớ đặt tên cho các cảm xúc của con. Điều này giúp con hiểu chính xác về các cảm xúc của bản thân. Khi con đã bình tĩnh bố mẹ cần giảng giải cho con hiểu vì sao con lại có cảm xúc đó và gợi ý cho con nếu gặp trường hợp như vậy lần sau con nên xử lý… thử xem. Kết quả sẽ tốt hơn…

Trên đây là 3 cách đơn giản và phổ biến nhất bố mẹ có thể tham khảo để giúp con bình tĩnh và quản lý cảm xúc. Đây là một chặng đường dài bố mẹ cần kiên trì đồng hành cùng con để dạy con kỹ năng tự điều chỉnh.

Xem thêm:

Dạy trẻ tự lập hiệu quả – Một số lưu ý bố mẹ cần biết

Nuôi dạy con ngoan – Chuyên gia mách nước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

https://www.fapjunk.com https://pornohit.net
Başakşehir Evden Eve Nakliyat Şişli Evden Eve Nakliyat Göztepe Evden Eve Nakliyat Bakırköy Evden Eve Nakliyat Sancaktepe Evden Eve Nakliyat Mecidiyeköy Evden Eve Nakliyat Fatih Evden Eve Nakliyat Bahçeşehir Evden Eve Nakliyat Esenler Evden Eve Nakliyat İstanbul Evden Eve Nakliyat
Cialis 20 mg Cialis Yorum
london escorts

Tài liệu Teky

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU MIỄN PHÍ