Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng – Toán lớp 7

5/5 - (5 bình chọn)

Phân giác, trung tuyến, trung trực… Một tam giác có bao nhiêu đường đặc biệt nhỉ? Hôm nay, chúng ta sẽ học về: Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng – Bài tập & Lời giải SGK Toán 7. iToan biên soạn bài giảng này với mục đích giúp các em học sinh hiểu và ứng dụng được một số định lý liên quan đến đường trung trực của đoạn thẳng và trong một tam giác.

Lý thuyết đường trung trực của đoạn thẳng

Định lý tính chất các điểm thuộc trung trực

Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

  • Giả thiết:  M thuộc  trung trực của AB
  • Kết luận: MA = MB.

Định lý đảo

Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

        • Giả thiết: MA=MB
        • Kết luận: M thuộc đường trung trực của AB.
        • Nhận xét: Từ hai định lý thuận và đảo, ta có: Tập hợp các điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng là đường trung trực của đoạn thẳng đó.

Ví dụ: Cho ΔABC. Hãy tìm một điểm cách đều hai cạnh ABAC và cách đều hai đỉnh AB.

Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

Giải:

Mọi điểm trên tia phân giác của góc A thì cách đều hai cạnh AB, AC (tính chất tia phân giác của một góc).

Mọi điểm trên đường trung trực của AB thì cách đều hai đỉnh A, B (tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng).

Vậy điểm \(M\) cần tìm là giao điểm của đường phân giác góc A và đường trung trực của AB.

Cùng xem thêm video bài giảng của cô giáo để hiểu thêm về bài học nhé!

Lời giải SGK Toán 7 bài Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

Bài 44

Gọi M là điểm nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB, cho đoạn thẳng MA có độ dài 5cm. Hỏi độ dài MB bằng bao nhiêu?

Lời giải:

Điểm M thuộc đường trung trực của AB

=> MA = MB (định lí 1)

Vì MA = 5cm nên MB = 5cm

Bài 45

Chứng minh đường thẳng PQ được vẽ như trong hình 43 đúng là đường trung trực của đoạn thẳng MN.

Gợi ý: Sử dụng định lí 2

Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

Hình 43

Lời giải:

Theo cách vẽ thì hai cung tròn tâm M và N có bán kính bằng nhau.

Do đó PM = PN và QM = QN

=> P, Q cách đều hai mút M, N của đoạn thẳng MN.

Áp dụng định lí 2 suy ra P, Q nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng MN (đpcm).

Bài 46

Cho ba tam giác cân ABC, DBC, EBC có chung đáy BC. Chứng minh ba điểm A, D, E thẳng hàng.

Lời giải:

Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

– Vì tam giác ABC cân tại A nên AB = AC. Suy ra A nằm trên đường trung trực của BC (định lí 2).

– Tương tự: điểm D và E cũng nằm trên đường trung trực của BC.

Vậy ba điểm A, D, E thẳng hàng (đpcm).

Bài 47 

 Cho hai điểm M, N nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB. Chứng minh ΔAMN = Δ BMN.

Lời giải:

Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

Xét ΔAMN và ΔBMN có:

– AM = MB (vì M nằm trên đường trung trực của AB)

– AN = BN (vì N nằm trên đường trung trực của AB)

– MN chung

=> ΔAMN = ΔBMN (c.c.c) (đpcm)

Bài 48 

Hai điểm M và N cùng nằm trên một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng xy. Lấy điểm L đối xứng với M qua xy. Gọi I là một điểm của xy. Hãy so sánh IM + IN với LN.

Lời giải:

Gọi P là giao điểm của LN với xy.

– Nếu I không trùng P

Ta có: xy là đường trung trực của ML

=> IM = IL (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)

Xét ΔINL có IL + IN > LN (bất đẳng thức tam giác)

=> IM + IN > LN

Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

– Nếu I ≡ P

IM + IN = IL + IN = LN

Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

Bài 49 

Hai nhà máy được xây dựng bên bờ một con sông tại hai địa điểm A và B (h.44). Hãy tìm trên bờ sông một địa điểm C để xây dựng một trạm bơm đưa nước về cho hai nhà máy sao cho độ dài đường ống dẫn nước là ngắn nhất?

Lời giải:

Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

Ta có độ dài đường ống dẫn nước = CA + CB.

Gọi A’ là điểm đối xứng của A qua đường thẳng a.

=> a là đường trung trực của AA’ nên CA’ = CA.

Do đó, CA + CB = CA’ + CB

– Nếu C ≡ C’ (1) (không nằm trên A’B) thì ta có:

CA + CB ≥ A’B (bất đẳng thức ΔA’C’B)

– Nếu C nằm trên A’B thì CA + CB = A’B (2)

Từ (1) và (2) ta suy ra: độ dài đường ống là ngắn nhất thì C phải là giao điểm của A’B với a.

Bài 50

Một con đường quốc lộ cách không xa hai điểm dân cư (h.45). Hãy tìm bên đường đó một địa điểm để xây dựng một trạm y tế sao cho trạm y tế này cách đều hai điểm dân cư.

Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

Lời giải:

Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

Gọi 2 điểm dân cư là hai điểm A, B. Để xây dựng trạm y tế ở bên đường cách đều hai điểm dân cư thì trạm y tế đó phải là giao điểm giữa con đường và đường trung trực của AB.

Bài 51 

Cho đường thẳng d và điểm P không nằm trên d. Hình 46 minh họa cho cách dựng đường thẳng đi qua điểm P vuông góc với đường thẳng d bằng thước và compa như sau:

(1) Vẽ đường tròn tâm P với bán kính thích hợp sao cho nó có cắt d tại hai điểm A và B.

(2) Vẽ hai đường tròn với bán kính bằng nhau có tâm tại A và B sao cho chúng cắt nhau. Gọi một giao điểm của chúng là C (C ≠ P)

(3) Vẽ đường thẳng PC.

Em hãy chứng minh đường thẳng PC vuông góc với d.

Đố: Tìm thêm một cách dựng nữa (bằng thước và compa)

Lời giải:

Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

a) A, B nằm trên cung tròn có tâm P nên PA = PB.

C là giao điểm của 2 cung bằng nhau có tâm tại A nên CA = CB.

=> P; C cách đều A và B

=> đường thẳng CP là đường trung trực của AB (định lí 2)

Do đó: PC ⊥ d

b) Một cách vẽ khác

– Lấy điểm A bất kì trên d

– Vẽ cung tròn tâm A bán kính AP cắt đường thẳng d tại M

– Vẽ cung tròn tâm M bán kính MP cắt cung tròn tâm A tại C

– Vẽ đường thẳng PC, đường thẳng PC chính là đường vuông góc với d.

Bài tập tự luyện Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

Các bài tập tự luyện với hình ảnh trực quan sẽ giúp các em hình dung rõ hơn về các định lý, tính chất trong bài!

Phần câu hỏi

Câu 1: Cho hình bên. Khẳng định nào dưới đây không đúng?

Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

A. GA=GB

B. AN=AM

C. AN=BM

D. GA=GB=GC

Câu 2: Chọn phát biểu đúng:

A. Một đường thẳng được gọi là trung trực của một đoạn thẳng nếu nó cắt đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng đó.

B. Một đường thẳng được gọi là trung trực của một đoạn thẳng nếu nó đi qua một đầu mút của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng tại điểm đó.

C. Một đường thẳng được gọi là trung trực của một đoạn thẳng nếu nó vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng đó.

Câu 3: Cho điểm M thuộc trung trực của đoạn thẳng AB. Biết MA=7cm. Độ dài đoạn thẳng MB là:

A. MB=10cm

B. MB=14cm

C. MB=7cm

D. MB=21cm

Câu 4: Biết rằng DH là trung trực của đoạn EF . Độ dài DE=26cm.

Tính DF ?

Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

A. 13

B. 20

C. 25

D. 26

Câu 5: Cho tam giác cân ABC(AB=AC),M là trung điểm của BC. Lấy N thuộc đường thẳng AM. Chọn khẳng định đúng:

A. NB=NC

B. NB>NC

C. NB<NC

Phần đáp án

  1. D        2.C       3.C        4.D        5.A

Lời kết

Học Toán hình học lớp 7 lúc đầu sẽ hơi khó khăn, lạ lẫm với các em do có nhiều dạng toán mới. Nhưng đừng lo lắng, hãy cùng học trực tuyến với Toppy. Các khóa học, bài giảng của Toppy phù hợp cho mọi đối tượng học sinh, cả chương trình Việt Nam và Quốc tế.

Cùng học giỏi với Toppy nhé!

>> Xem thêm:

Minh Phương

Là 1 giáo viên Toán tôi luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho học sinh những bài học sinh động, lý thú, giúp các em vững vàng kiến thức và say mê, yêu thích môn Toán hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

https://www.fapjunk.com https://pornohit.net
Başakşehir Evden Eve Nakliyat Şişli Evden Eve Nakliyat Göztepe Evden Eve Nakliyat Bakırköy Evden Eve Nakliyat Sancaktepe Evden Eve Nakliyat Mecidiyeköy Evden Eve Nakliyat Fatih Evden Eve Nakliyat Bahçeşehir Evden Eve Nakliyat Esenler Evden Eve Nakliyat İstanbul Evden Eve Nakliyat
Cialis 20 mg Cialis Yorum
london escorts

Tài liệu Teky

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU MIỄN PHÍ