Tính chất đường trung tuyến của tam giác – Toán 7

5/5 - (5 bình chọn)

Trung điểm là điểm nằm chính giữa của một đoạn thẳng, vậy trung tuyến là gì nhỉ? Tiết học hôm nay chúng ta cùn tìm hiểu về đường trung tuyến nhé. Bài giảng: Tính chất đường trung tuyến của tam giác– Bài tập & lời giải thuộc chương trình Toán lớp 7, được các thầy cô giáo của iToan biên soạn bám sát với sách giáo khoa, thêm vào đó là các bài tập giúp học sinh tự luyện tập tại nhà. Mời các em học sinh và quý vị phụ huỳnh tham khảo!

Nội dung lý thuyết Tính chất đường trung tuyến của tam giác

        • Đường trung tuyến của một tam giác là đoạn thẳng nối đỉnh và trung điểm cạnh đối diện.

Ví dụ: 

Tính chất đường trung tuyến của tam giác

Đoạn thẳng AM nối đỉnh A của tam giác ABC với trung điểm M của cạnh BC gọi là đường trung tuyến (xuất phát từ đỉnh A hoặc ứng với cạnh BC) của tam giác ABC. Đôi khi, đường thẳng AM cũng gọi là đường trung tuyến của tam giác ABC.

        • Mỗi tam giác có ba đường trung tuyến.

Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

Định lý 1: Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm gặp nhau của ba đường trung tuyến gọi là trọng tâm của tam giác đó.

Định lý 2: Trọng tâm của một tam giác cách mỗi đỉnh một khoảng bằng 23 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.

Ví dụ: Với G là trọng tâm của ΔABC ta có:

Tính chất đường trung tuyến của tam giác

AG=23AD;BG=23BE;CG=23CF.

Giải bài tập sách giáo khoa trang 66 Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

Bài 23- Trang 66 SGK Toán 7:

Cho điểm G là trọng tâm tam giác DEF đường trung tuyến của tam giác là DH. Trong các khẳng định dưới đây, khẳng định nào là đúng ?

Tính chất đường trung tuyến của tam giác

DG/DH=1/2DGGH=3

GH/DH=1/3GH/DG=2/3

Bài Làm:

G là trọng tâm của tam giác DEF với DH là đường trung tuyến . Ta có:

GD/DH=2/3GH/DH=1/3

Vậy khẳng định GH/DH=1/3 là đúng và các khẳng định còn lại sai.

Bài 24- Trang 66 SGK Toán 7

Dựa vào hình 25 dưới đây để điền số thích hợp vào chỗ trống :

Tính chất đường trung tuyến của tam giác

a) MG = … MR; GR = … MR; GR = … MG

b) NS = … NG; NS = … GS; NG = … GS

Bài Làm:

Nhìn vào hình vẽ ta thấy MR và NS là hai đường trung tuyến cắt nhau tại G suy ra G là trọng tâm của tam giác.

Do đó ta điền được số như sau:

a)  MG=2/3.MR;GR=1/3.MR;GR=1/2.MG

b)  NS=2/3.NG;NS=3GS;NG=2GS

Bài 25- Trang 67 SGK Toán 7

Định lý: Trong một tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng một nửa cạnh huyền. Dựa vào định lý này, hãy giải bài toán sau:

Cho tam giác vuông ABC có hai góc vuông AB = 3cm, AC= 4cm. Tính khoảng cách từ trọng tâm G tới đỉnh A của tam giác ABC.

Bài Làm:

Tính chất đường trung tuyến của tam giác

Áp dụng định lí Pitago cho ΔABC vuông tại A, ta có:

BC2=AB2+AC2=32+42=25

BC=5cm

Gọi M là trung điểm của BC và G là trọng tâm của ΔABC.

Vì AM là trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng một nửa cạnh huyền nên AM=12BC.

Vì G là trọng tâm của ∆ ABC nên AG=23AMAG=23.12.BC

AG=13.BC=13.51.7cm

Bài 26: Trang 67 – SGK Toán 7 

Chứng minh định lí: Trong một tam giác cân, hai đường trung tuyến ứng với hai cạnh bên thì bằng nhau.

Bài Làm:

Tính chất đường trung tuyến của tam giác

ΔABC cân tại A => AB = AC.

Gọi M, N lần lượt là hai trung điểm của cạnh AB và AC, suy ra:

AN = BN = AM = CM (=12 AB = 12 AC)

Xét ΔBAM và ΔCAN có:

    • Góc A chung
    • AB = AC
    • AM = AN

=> ΔBAM = ΔCAN (c.g.c) => BM = CN (đpcm)

Bài 27: Trang 67 – SGK Toán 7 

Hãy chứng minh định lí đảo của định lí trên: Nếu tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau thì tam giác đó cân.

Bài Làm:

Tính chất đường trung tuyến của tam giác

Vẽ ΔABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC và AB và gọi G là trọng tâm của tam giác.

Theo đề bài: CN = BM.

Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên: CG = 23 CN; BG = 23 BM.

Suy ra: CG = BG.

Ta có: NG = CN – CG = BM – BG = GM.

Xét tam giác BGN và CGM có:

CG = BG (cmt)

G1ˆ=G2ˆ (đối đỉnh)

NG = GM (cmt)

ΔBGN=ΔCGM(cgc)

BN=CM

Mà M, N là trung điểm AB, AC nên AB = AC.

Vậy tam giác ABC cân tại A.

Bài 28: Trang 67 – SGK Toán 7

Cho tam giác cân DEF cân tại D và DI là đường trung quyến.

a) Chứng minh ΔDEI = ΔDFI.

b) Các góc DIE và góc DIF là góc gì?

c) Biết DE = DF = 13cm, EF = 10cm, hãy tính độ dài đoạn DI.

Bài Làm:

a) Xét ΔDEI và ΔDFI có:

    • DE = DF (ΔDEF cân)
    • DI là cạnh chung.
    • IE = IF (DI là trung tuyến)

=> ΔDEI = ΔDFI (c.c.c)

b) Vì  ∆DEI  = ∆DFI => DIEˆ=DIFˆ

mà DIEˆ+DIFˆ=1800 ( kề bù)

nên DIEˆ=DIFˆ=900 

c) I là trung điểm của EF nên IE = IF = 5cm.

ΔDIE vuông tại I => DE2=DI2+EI2 (định lí Pitago)

=> DI2=13252=144

=> DI=12.

Bài 29: Trang 67 – SGK Toán 7 

Cho tam giác đều ABC có G là trọng tâm. Chứng minh rằng: GA = GB = GC

Hướng dẫn: Áp dụng định lí đã chứng minh ở bài tập 26.

Bài Làm:

Gọi M, N, E là giao điểm của AG, BG, CG với BC, CA, AB.

Vì G là trọng tâm của ∆ABC nên

GA = 23AM; GB = 23BN;  GC = 23CE (1)

Vì ∆ABC đều nên ba đường trung tuyến ứng với ba cạnh BC, CA, AB bằng nhau

=> AM = BN = CE (2)

Từ (1), (2)  => GA = GB = GC

Bài 30: Trang 67 – SGK Toán 7 

Cho tam giác ABC có trọng tâm G. Trên tia AG lấy điểm G’ sao cho G là trung điểm của AG’.

a) So sánh các cạnh của tam giác BGG’ với các đường trung tuyến của tam giác ABC.

b) So sánh các đường trung tuyến của tam giác BGG’ với các cạnh của tam giác ABC.

Bài Làm:

Tính chất đường trung tuyến của tam giác

a) So sánh các cạnh của  ∆BGG’ với các đường trung tuyến của  ∆ABC BG cắt AC tại N

CG cắt AB tại E

G là trọng tâm của  ∆ABC

=> GA = AM

Mà GA = GG’ ( G là trung điểm của AG ‘)

GG’ = AM

Vì G là trọng tâm của  ∆ABC => GB = BN

Mặt khác : GM = AG ( G là trọng tâm )

AG = GG’ (gt)

GM = GG’

M là trung điểm GG’

Do đó  ∆GMC =  ∆G’MB vì :

GM = MG’

MB = MC

=> BG’ = CG

mà CG = CE (G là trọng tâm  ∆ABC)

=> BG’ = CE

Vậy mỗi cạnh của ∆BGG’ bằng  đường trung tuyến của ∆ABC

 

b) So sánh các đường trung tuyến của ∆BGG’ với cạnh ∆ABC

ta có: BM là đường trung tuyến ∆BGG’

mà M là trung điểm của BC nên BM = BC

Vì IG = BG (I là trung điểm BG)

GN = BG ( G là trọng tâm)

=> IG = GN

Do đó ∆IGG’ = ∆NGA (cgc)  => IG’ = AN  => IG’ = 

– Gọi K là trung điểm BG => GK là trung tuyến ∆BGG’

Vì GE = GC (G là trọng tâm ∆ABC)

=> GE = BG

mà K là trung điểm BG’ => KG’ = EG

Vì ∆GMC = ∆G’BM (chứng minh trên)

=>  (lại góc sole trong)

=> CE // BG’ =>  (đồng vị)

Do đó ∆AGE = ∆GG’K (cgc)  => AE = GK

mà AE = AB nên GK = AB

Vậy mỗi đường trung tuyến ∆BGG’ bằng một nửa cạnh của tam giác ABC song song với nó

Câu hỏi tự luyện Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

Phần câu hỏi

Câu 1: Chọn phát biểu sai:

A. Trọng tâm của tam giác cách đều ba cạnh của tam giác đó.

B. Ba đường trung tuyến của một tam giác luôn đi qua 1 điểm.

C. Đường nối 1 đỉnh của tam giác với trung điểm của cạnh đối diện được gọi là trung tuyến của tam giác.

D. Trọng tâm tam giác chia đường trung tuyến thành 2 đoạn thẳng có tỉ lệ 2:1

Câu 2: Một tam giác có mấy đường trung tuyến:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3: Trọng tâm của tam giác là:

A. Giao điểm của ba đường phân giác

B. Giao điểm của ba đường trung tuyến

C. Giao điểm của ba đường trung trực

Phần đáp án

1.A      2.C      3.B

Lời kết

Bài giảng:Tính chất ba dường trung tuyến của tam giác kết thúc tại đây. Sau bài học này, các em cần nhớ: Khái niệm và tính chất 3 đường trung tuyến, mọt số định lý và áp dụng vđịnh lý, tính chất vào giải toán. Để theo dõi và ôn tập Toán lớp 7, hãy truy cập Toppy. Toppy là nền tảng học trực tuyến với đầy đủ các bài học bám sát theo chương trình học trên lớp, sẽ giúp học sinh hiểu bài và nâng cao kiến thức.

Chúc em học tốt!

>> Xem thêm:

Minh Phương

Là 1 giáo viên Toán tôi luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho học sinh những bài học sinh động, lý thú, giúp các em vững vàng kiến thức và say mê, yêu thích môn Toán hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

https://www.fapjunk.com https://pornohit.net
Başakşehir Evden Eve Nakliyat Şişli Evden Eve Nakliyat Göztepe Evden Eve Nakliyat Bakırköy Evden Eve Nakliyat Sancaktepe Evden Eve Nakliyat Mecidiyeköy Evden Eve Nakliyat Fatih Evden Eve Nakliyat Bahçeşehir Evden Eve Nakliyat Esenler Evden Eve Nakliyat İstanbul Evden Eve Nakliyat
Cialis 20 mg Cialis Yorum
london escorts

Tài liệu Teky

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU MIỄN PHÍ