Nhân một số với một hiệu – Bài giảng Toán lớp 4
Toán lớp 4, Bài: Nhân một số với một hiệu . Ở bài học hôm trước, chúng ta đã học cách nhân một số với một tổng rồi đúng không nào. Vậy hôm nay chúng ta không thể để bạn “hiệu” bơ vơ được nên hãy xem khi một số nhân với một hiệu thì thực hiện như nào nhé. Liệu có cách làm nào để chúng ta xử lí nhanh bài toán này không nhỉ?
Mục tiêu bài học
Kiến thức bài học quan trọng là :
- Thực hiện đúng quy tắc và thứ tự phép tính nhân một số với một hiệu
- Áp dụng vào giải các bài toán đố có lời văn.
Lý thuyết cần nhớ Bài: Nhân một số tự nhiên với một hiệu
Ví dụ
Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
3×(7−5) và 3×7−3×5.
Ta có:
3×(7−5)=3×2=6;
3×7−3×5=21−15=6;
Vậy 3×(7−5)=3×7−3×5.
Nhân một số với một hiệu
- Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau
Ví dụ: Tính: 15 x (10−2)
Giải
Ta có thể tính như sau: 15 x (10−2)=15 x 10−15 x 2=150−30=120 .
> Tổng hợp video bài giảng toán lớp 4 hay nhất: Toán lớp 4
Giải bài tập sách giáo khoa Toán lớp 4
Giải bài tập trang 67,68 Sách giáo khoa Toán 4: Nhân một số với một hiệu
Câu 1: Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống (theo mẫu)
a | b | c | a x (b – c) | a x b – a x c |
---|---|---|---|---|
3 | 7 | 3 | 3 x (7 – 3) = 12 | 3 x 7 – 3 x 3 = 12 |
6 | 9 | 5 | ||
8 | 5 | 2 |
Hướng dẫn:
a | b | c | a x (b – c) | a x b – a x c |
---|---|---|---|---|
3 | 7 | 3 | 3 x (7 – 3) = 12 | 3 x 7 – 3 x 3 = 12 |
6 | 9 | 5 | 6 x (9 – 5) = 24 | 6 x 9 – 6 x 5 = 24 |
8 | 5 | 2 | 8 x (5 – 2) = 24 | 8 x 5 – 8 x 2 = 24 |
Câu 2: Áp dụng tính chất nhân một số với một hiệu để tính (theo mẫu):
Mẫu: 26 x 9 = 26 x (10 – 1)
= 26 x 10 – 26 x 1
= 260 – 26 = 234
a) 47 x 9
24 x 99
b) 138 x 9
123 x 99
Hướng dẫn:
a) 47 x 9 = 47 x (10 -1)
= 47 x 10 – 47 x 1 = 470 -47 = 423
24 x 99 = 24 x ( 100 -1)
= 24 x 100 – 24 x 1 = 2400 – 24 = 2376
b) 138 x 9 = 138 x (10 -1)
= 138 x 10 – 138 x 1 = 1380 – 138 = 1242
123 x 99 = 123 x (100 -1)
= 123 x 100 – 123 x 1 = 12300 – 123 = 12177
Câu 3: Một cửa hàng bán trứng có 40 giá để trứng, mỗi giá để trứng có 175 quả. Cửa hàng đã bán hết 10 giá trứng. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu quả trứng?
Hướng dẫn:
Cách 1:
Cửa hàng có tất cả:
175 x 40 = 7000 (quả trứng)
Cửa hàng đã bán:
175 x 10 = 1750 (quả trứng)
Cửa hàng còn lại:
7000 – 1750 = 5250 (quả trứng)
Cách 2:
Số giá để trứng còn lại là:
40 – 10 = 30 (cái)
Số trứng còn lại của cửa hàng là:
175 x 30 = 5250 (quả trứng)
Đáp số: 5250 quả trứng
Câu 4: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
(7 -5) x 3 và 7 x 3 – 5 x 3
Từ kết quả so sánh và nêu cách nhân một hiệu với một số.
Hướng dẫn:
Ta có: (7 -5) x 3 = 2 x 3 = 6
7 x 3 – 5 x 3 = 21 – 15 = 6
Vậy hai biểu thức đã có gía trị bằng nhau, hay:
(7 -5) x 3 = 7 x 3 – 5 x 3
Khi nhân một số hiệu với một số ta có thể lần lượt nhân số bị trừ, số trừ với số đó rồi trừ đi hai kết quả cho nhau.
Bài tập tự luyện cho học sinh: Nhân một số với một hiệu
Đề bài
Câu 1: Điền vào chỗ chấm :120 x (8−3)=120 x8−120 x…
Câu 2: Điền dấu >,<,= thích hợp vào ô trống :
75 x (10−5) 75 x 10−75 x 5
Câu 3: Một cửa hàng bán trứng có 30 giá trứng, mỗi giá trứng có 115 quả. Cửa hàng đã bán hết 15 giá trứng. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu quả trứng?
Câu 4: Điền giá trị thích hợp vào ô trống :
b | 178 | 204 |
b x (50 – 2) |
Câu 5: Tìm y biết: 𝑦 x (7−6)=1210 x7−1210 x 6
Đáp án cho bài tập tự làm
Câu 1: C
Ta có : 𝑎 x (𝑏−𝑐)=𝑎 x 𝑏−𝑎 x 𝑐
Như vậy : 120 x (8−3)=120 x 8–12 x 3
Vậy số cần điền là 3
Câu 2: C
Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
Nên 75 x (10−5)=75 x 10−75 x 5
Vậy ta chọn đáp án đúng là: 𝐶
Câu 3: D
Sau khi bán, cửa hàng còn lại số quả trứng là:
115 x (30−15)=1725(𝑞𝑢ả)
Đáp số: 1725 quả trứng
Ghi chú : 115 x (30−15)=115 x 30–115 x 15
Câu 4: B
Ta thay 𝑏=178 và 𝑏=204 lần lượt vào biểu thức 𝑏 x (50−2) ta được:
178 x (50−2)=178 x 50−178 x 2=8900−356=8544
204 x (50−2)=204 x 50−204 x 2=10200−408=9792
Vậy các số cần điền vào ô trống lần lượt là: 8544;9792
Câu 5: B
Xét vế phải:
1210 x 7−1210 x 6=1210 x (7−6)
Nên 𝑦 x (7−6)=1210 x (7−6)
Vậy 𝑦=1210
Ta chọn đáp án đúng là: 𝑦=1210
Lời kết:
Vậy là chúng ta đã kết thúc bài học Nhân một số với một hiệu. Tóm lại việc nhân một số với một hiệu hoặc một tổng thì chúng ta đều có những quy tắc giống nhau: Phá ngoặc rồi nhân số bên ngoài từng số trong ngoặc. Việc vận dụng linh hoạt tính chất này chắc chắn sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều đặc biệt là những bài toán khó, cần trí thông minh yêu cầu học sinh giải nhanh một phép tính rất dài. Khi đó thì bạn nào biết nhóm các số với nhau để tạo thừa số chung thì sẽ tính một cách nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm nhiều bài tập tự luyện cho học sinh tại: Toppy
Xem tiếp bài giảng về
- Tính chất giao hoán của phép cộng – Bài tập & Lời giải Toán lớp 4
- Tính chất kết hợp của phép cộng – Bài tập & Lời giải Toán lớp 4
- Tính chất kết hợp của phép nhân – Bài tập & Lời giải Toán 4