Lý thuyết & Bài tập: Phương trình tích – Học tốt Toán 8

5/5 - (5 bình chọn)

Trong chương trình Tán 8 Đại số, các bạn học sinh sẽ được làm quen với với phương trình tích. Đây là phần  kiến thức cơ bản yêu cầu các bạn học sinh cần nắm vững. Vì vậy, trong bài viết này Itoan sẽ giới thiệu đến các bạn đọc khái niệm phương trình tích cùng với cách giải đối với loại phương trình này. Cùng Itoan khám phá ngay:

Khái niệm 

Phương trình có chứa tích bao gồm 2 vế, 1 vế là tích của các đa thức, vế còn lại sẽ bằng 0. Phương trình tích được viết dưới dạng tổng quát là f1(x)f2(x)f3(x)…fn(x) = 0.

Trong đó, fi(x) là những hàm số có chứa ẩn x. Hợp của các tập nghiệm của những phương trình fi(x) với x= 1,2… cũng sẽ là nghiệm của phương trình có chứa tích đó.

Phương trình tích lớp 8 là những kiến thức cơ bản mà học sinh cần phải nắm được để giải nhiều bài tập phức tạp khác. Do đó, việc tìm hiểu cách giải đối với toán 8 phương trình tích là vô cùng quan trọng.

Phương trình tích là gì?
Phương trình tích là gì?

Quy trình giải phương trình tích

Bước 1

Bước đầu tiên trong cách giải là phải đưa phương trình được cho trong đề bài về dưới dạng tổng quát.

Dạng tổng quát của phương trình có chứa tích là dạng A(x).B(x) = 0, được đưa về bằng phương pháp sau đây:

  • Chuyển tất cả những hạng tử từ vế phải sang vế trái, vế phải sẽ bằng không.
  • Sử dụng phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử để phân tích vế trái thành các nhân tử.

Bước 2

Đây là bước tìm nghiệm cho loại phương trình này. Phương pháp tìm nghiệm sẽ tùy thuộc vào đơn thức. Để tìm nghiệm, bạn hoàn toàn có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau.

Khi A(x).B(x) = 0 thì A(x) = 0 hoặc B (x) = 0.

2 bước để giải phương trình
2 bước để giải phương trình

Cách giải phương trình tích

Như Itoan đã đề cập ở phần bên trên, phương trình tích có nhiều phương pháp giải khác nhau, tùy thuộc vào các đơn thức mà bạn có thể lựa chọn cách giải phù hợp. Trước tiên, cần phải đưa nhân tử về vế trái, bạn cần nắm rõ những phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử để có thể làm tốt bước này.

Phương pháp đặt nhân tử chung

Phương pháp đặt nhân tử chung là phương pháp cơ bản nhất khi phân tích đa thức thành nhân tử. Bạn cần phải thực hiện 3 bước để phân tích đa thức thành nhân tử:

  • Bước 1: Biến đổi đa thức A(x) theo dạng A(x) = C(x).A1(x), biến đổi đa thức B(x) theo dạng B(x) = C(x).B1(x).
  • Bước 2: Sau khi biến đổi các đa thức, phương trình sẽ có dạng A(x)+B(x) = C(x).[A1(x)+B1(x)].
  • Bước 3: Giải lần lượt từng phương trình riêng lẻ C(x) = 0 và A1(x)+B1(x) = 0.

Phương pháp hằng đẳng thức đáng nhớ

Các hằng đẳng thức đáng nhớ là những kiến thức vô cùng quen thuộc và quan trọng trong chương trình Toán học, đây cũng là phương pháp thường được sử dụng khi phân tích đa thức thành nhân tử. Sau đây là các hằng đẳng thức đáng nhớ cơ bản mà học sinh cần phải nắm rõ.

7 hằng đẳng thức đáng nhớ
7 hằng đẳng thức đáng nhớ

Bên cạnh 7 hằng đẳng thức đáng nhớ cơ bản trên, các bạn còn cần phải lưu ý những hằng đẳng thức sau:

  • a4 – b4 = (a2 + b2).(a – b).(a + b)
  • (a + b + c)2 = a2 + b2 + c2 + 2ab + 2bc + 2ac
  • (a + b + c)3 = a3 + b3 + c+ 3.(a + b).(b + c).(c + a)
  • (a + b).(b + c).(c + a) = (a + b+ c).(ab + bc + ca) – abc

Phương pháp tách để xuất hiện nhân tử chung

Để sử dụng tốt phương pháp tách, các bạn cần phải nắm được định lý quan trọng sau đây:

Khi một phương trình f(x) = 0 có nghiệm là x = a thì f(x) còn có thể được viết dưới dạng là f(x) = (x – a).g(x).

Do đó, khi bạn nhẩm được nghiệm nguyên của phương trình tích thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp tách để làm xuất hiện nhân tử (x – a).

Với bài toán có dạng A(x) + B(x) + C(x) = 0, chúng ta có thể thực hiện theo cách sau:

Tách C(x) = C1(x) + C2(x) để A(x) + C1(x) và B(x) + C2(x) có xuất hiện nhân tử chung.

Phương pháp thêm bớt để xuất hiện nhân tử chung

Tương tự như phương pháp tách, đối với phương pháp thêm bớt, chúng ta có thể nhẩm trước nghiệm nguyên a và sau đó tìm cách để xuất hiện nhân tử chung (x – a).

Với bài toán A(x) + B (x) = 0, các bạn thêm đại lượng C(x) vào A(x) và bớt đi đại lượng C(x) ở B(x) sao cho 2 tổng A(x) + C(x) và B(x) – C(x) có xuất hiện nhân tử chung.

Điều quan trọng mà các bạn cần lưu ý là cần phải nhẩm được trước nghiệm nguyên của phương trình tích, sau đó sẽ tìm được phương pháp tách hoặc phương pháp thêm bớt hợp lý để làm xuất hiện nhân tử chung, sau đó tiến hành giải phương trình chứa tích theo đúng quy trình.

Bài viết trên của Itoan đã phân tích chi tiết những kiến thức liên quan đến phương trình tích cũng như cách giải đối với loại bài tập này.

>> Xem thêm: Phương trình bậc nhất một ẩn – Học tốt toán 8 Đại số

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

https://www.fapjunk.com https://pornohit.net
Başakşehir Evden Eve Nakliyat Şişli Evden Eve Nakliyat Göztepe Evden Eve Nakliyat Bakırköy Evden Eve Nakliyat Sancaktepe Evden Eve Nakliyat Mecidiyeköy Evden Eve Nakliyat Fatih Evden Eve Nakliyat Bahçeşehir Evden Eve Nakliyat Esenler Evden Eve Nakliyat İstanbul Evden Eve Nakliyat
Cialis 20 mg Cialis Yorum
london escorts

Tài liệu Teky

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU MIỄN PHÍ