Góc Toán lớp 6 SGK Cánh diều – Bài tập & Lời giải

4.9/5 - (8 bình chọn)

Hàng ngày, chúng ta thường nói: góc tường, góc nhà, góc bếp….. Vậy góc là gì nhỉ? Góc là một khái niệm hình học, có nhiều tính chất thú vị và được sử dụng nhiều trong các bài toán. Hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về khái niệm và một số tính chất cơ bản của nó nhé! Bài giảng: Góc Toán 6 được iToan biên soạn theo chương trình sách giáo khoa mới Cánh diều, giúp các con học hiệu quả và nhớ bài lâu hơn.

Mục tiêu bài giảng iToan:

  • Nhận biết được các góc ( Góc là hình gồm 2 tia chung góc , góc chung của 2 tia là đỉnh của góc , hai tia là cạnh của góc )
  • Các bài tập vận dụng về góc giúp các con có 1 kiến thức vững hơn để có một buổi học đầy tự tin .

Kiến thức về Góc Toán 6 Cánh diều

Góc

Góc là hình gồm hai tia chung gốc.

Gốc chung của hai tia được gọi là đỉnh của góc.

Hai tia là hai cạnh của góc.

Ví dụ:  Trên hình vẽ, điểm O là đỉnh, hai tia Ox;Oy sẽ là hai cạnh của góc  xOy.

Kí hiệu  góc xOy là xOyˆ (đỉnh viết ở giữa).

Góc

Góc bẹt

Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.

Ví dụ: Trên hình vẽ ta có góc bẹt  xOyˆ.

Góc

Điểm nằm trong góc

Khi hai tia Ox,Oy không đối nhau, điểm M là điểm nằm trong góc xOyˆ nếu tia OM nằm giữa Ox,Oy, ta nói tia OM nằm trong góc xOyˆ.

Nếu tia OM nằm trong góc xOyˆ thì mọi điểm thuộc tia OM đều nằm trong góc xOyˆ.

Ví dụ: 

Góc

Trên hình vẽ, điểm A nằm trong góc xOyˆ ; điểm K nằm trong góc COAˆ;  điểm H nằm trong góc AOBˆ.

Cùng xem video tóm tắt nội dung bài giảng ngắn gọn, bổ ích dưới đây nhé!

Lời giải sách giáo khoa Cánh diều lớp 6 Góc

Câu 1 trang 100 Toán 6 tập 2 sách Cánh Diều

Đọc tên góc, đỉnh và các cạnh của góc trong Hình 85 và Hình 86

Góc

Lời giải:

Hình 85: Góc mOn, đỉnh O, cạnh Om và On

Hình 86: Góc PNM, đỉnh N, cạnh NP và NM

Câu 2 trang 100 Toán 6 tập 2 sách Cánh Diều

Đọc tên các điểm thuộc góc xOy ở Hình 87

Lời giải:
Điểm nằm trong góc xOy là điểm D và G

Câu 3 trang 101 Toán 6 tập 2 sách Cánh Diều

Cho tia Om. Vẽ tia On sao cho mOn^ = 50

Góc

Lời giải:

Góc

Câu 4 trang 101 Toán 6 tập 2 sách Cánh Diều

Cho tia Oa. Vẽ tia Ob sao cho aOb^ = 150

Góc

Lời giải:

Góc

Câu 5 trang 101 Toán 6 tập 2 sách Cánh Diều

Cho các góc BAC^ = 130, DEG^ = 145, HKI^ = 120, PQT^ = 140. Hãy viết các góc đó theo thứ tự giảm dần

Lời giải:

DEG^ = 1450 > PQT^ = 1400 > BAC^ = 1300 > HKI^ = 120

Câu 6 trang 101 Toán 6 tập 2 sách Cánh Diều

Đo các góc sau đây và cho biết số đo của chúng. Xác định góc tù, góc vuông, góc nhọn, góc bẹt trong các góc đó.

xOy^ = ?

xOz^ = ?

xOt^ = ?

xOu^ = ?

xoy^ = ?

mIn^ = ?

Lời giải: 

xOy^ = ?

xOz^ = 1800

xOt^ = ?

xOu^ = ?

xoy^ = 900

mIn^ = ?

Câu 7 trang 101 Toán 6 tập 2 sách Cánh Diều

Nếu hai tia Ox, Oy trùng nhau, ta coi xOy là một góc và gọi là “góc không”. Tính số đo của góc tạo bởi kim giờ và kim phút của đồng hồ vào lúc 7 giờ, 9 giờ, 10 giờ, 12 giờ.

Góc

Lời giải:

Số đo của góc tạo bởi kim giờ và kim phút của đồng hồ lúc 7 giờ, 9 giờ, 10 giờ, 12 giờ lần lượt là 150, 90, 60, 0

Câu 8 trang 100 Toán 6 tập 2 sách Cánh Diều

Hoan chơi trò tìm đường đi trên sơ đồ ở Hình 88. Em hãy giúp bạn chọn từ “trái”, “phải”, “vuông”, “nhọn”, “tù” thích hợp cho [?]

Góc

a) Đi từ M đến O, rẽ [?] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [?], có thể đến D

b) Đi từ M đến O, rẽ [?] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [?], có thể đến B.

c) Đi từ M đến O, rẽ [?] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [?], có thể đến C

d) Đi từ M đến O, rẽ [?] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [?], có thể đến G

e) Đi từ M đến O, rẽ [?] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [?], có thể đến E

Lời giải: 

a) Đi từ M đến O, rẽ [phải] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [vuông], có thể đến D.

b) Đi từ M đến O, rẽ [trái] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [tù], có thể đến B

c) Đi từ M đến O, rẽ [phải] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [tù], có thể đến C

d) Đi từ M đến O, rẽ [trái] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [nhọn], có thể đến G

e) Đi từ M đến O, rẽ [phải] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [nhọn], có thể đến E

Bài tập luyện tập về Góc Toán 6

Phần câu hỏi

Câu 1: Cho góc mOnˆ và điểm M nằm trong góc mOnˆ. Chọn khẳng đúng:

A. Tia OM có thể trùng một trong hai tia Om,On.

B. Tia Om nằm giữa hai tia On,OM.

C. Tia OM nằm giữa hai tia Om,On.

D. Tia On nằm giữa hai tia OM,Om.

Câu 2: Cho hai tia Mx,My đối nhau và một điểm A không nằm trong đường thẳng xy. Chọn kết luận “không” đúng:

A. Tia My nằm giữa hai tia Mx,MA.

B. Góc xMyˆ là góc bẹt.

C. Tia MA nằm giữa hai tia Mx,My.

Câu 3: Kể tên các góc có trên hình vẽ:

Góc

A. MONˆ,NOPˆ,MOPˆ

B. MONˆ,NOPˆ

C. NOPˆ,MOPˆ

Câu 4: Cho hình sau, góc bẹt trong hình là:

Góc

A. AOCˆ

B. AOBˆ

C. BOCˆ

Câu 5: Cho biết ABCˆ và ACBˆ là hai góc bù nhau. ACBˆ=250. Tính ACB

A. 155

B. 25

C. 125

Phần đáp án

1.C        2.A        3.A        4. B       5.A

Lời kết

Các con đã nắm được những mục tiêu của bài học: Góc Toán 6 SGK Cánh diều chưa? Để tiến bộ, các con cần không ngừng học tập, rèn luyện mỗi ngày. Cùng tham gia nền tảng học trực tuyến Toppy để có một lộ trình học rõ ràng và sự hướng dẫn chi tiết từ thầy cô nhé!

Chúc các con luôn cảm thấy vui khi học Toán!

>> Xem thêm: 

Minh Phương

Là 1 giáo viên Toán tôi luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho học sinh những bài học sinh động, lý thú, giúp các em vững vàng kiến thức và say mê, yêu thích môn Toán hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

https://www.fapjunk.com https://pornohit.net
Başakşehir Evden Eve Nakliyat Şişli Evden Eve Nakliyat Göztepe Evden Eve Nakliyat Bakırköy Evden Eve Nakliyat Sancaktepe Evden Eve Nakliyat Mecidiyeköy Evden Eve Nakliyat Fatih Evden Eve Nakliyat Bahçeşehir Evden Eve Nakliyat Esenler Evden Eve Nakliyat İstanbul Evden Eve Nakliyat
Cialis 20 mg Cialis Yorum
london escorts

Tài liệu Teky

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU MIỄN PHÍ