Vẽ hai đường thẳng vuông góc – Bài tập & Lời giải Toán lớp 4
Bài giảng: Vẽ hai đường thẳng vuông góc – Bài tập & Lời giải Toán lớp 4 được iToan biên soạn theo chương trình sách giáo khoa của Bộ giáo dục. Bài giảng là phần tiếp nối cho bài Hai đường thẳng vuông góc chúng ta đã học ở buổi trước, hướng dẫn các em cách vẽ và nhận biết hai đường thẳng vuông góc với nhau.
Mục tiêu bài học
- Nhận biết được đặc điểm tính chất, cách vẽ hai đường thẳng vuông góc.
- Áp dụng vào giải toán.
Lý thuyết cần nắm
Các con cần nắm vững những kiến thức cơ bản sau đây để có thể hiểu bài và làm bài thành thạo:
Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước
a) Trường hợp 1: Điểm E nằm trên đường thẳng AB
- Đặt một cạnh góc vuông của ê-ke trùng với đường thẳng AB.
- Đặt đỉnh góc vuông của ê-ke trùng với điểm E nằm trên đường thẳng AB.
- Vẽ một đường thẳng theo cạnh góc vuông còn lại của Ê – ke, ta được đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB.
- b) Trường hợp 2: Điểm E nằm ngoài đường thẳng AB
- Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng AB.
- Chuyển dịch ê ke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E.
- Vẽ một đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB.
Đường cao của hình tam giác
Qua đỉnh A của tam giác ABC ta vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh BC, cắt cạnh BC tại điểm H.
Ta gọi đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC.
Lời giải bài tập sách giáo khoa
iToan tổng hợp bài tập và hướng dẫn giải chi tiết các bài tập trang sách giáo khoa Toán lớp 4.
Câu 1: Hãy vẽ đường thẳng AB đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD trong mỗi trường hợp sau:
Phương pháp giải:
Ta có thể vẽ như sau:
– Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng CD.
– Chuyển dịch ê ke trượt theo đường thẳng CD sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E. Vạch một đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng AB đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD.
Đáp án:
Các em có thể vẽ như sau:
Câu 2: Hãy vẽ đường cao AH của hình tam giác ABC trong mỗi trường hợp sau:
Phương pháp giải:
Qua đỉnh A của hình tam giác ABC ta vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh BC, cắt cạnh BC tại điểm H.
Khi đó đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC.
Đáp án:
Từ đỉnh A các em kẻ đoạn thẳng vuông góc BC cắt BC tại 1 điểm. Điểm đó là điểm H.
Các em có kết quả như sau:
Các em đã làm được 2 bài tập trên chưa? Cùng làm thêm 1 bài nữa tương tự để ôn tập nhé!
Câu 3: Cho hình chữ nhật ABCD và điểm E trên cạnh AB.
Hãy vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với cạnh DC, cắt cạnh DC tại điểm G. Ta được các hình tứ giác đều là hình chữ nhật, nêu tên các hình chữ nhật đó.
Phương pháp giải:
Ta có thể vẽ như sau:
– Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với cạnh CD.
– Chuyển dịch ê ke trượt theo cạnh CD sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E. Vạch một đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng EG đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD (G thuộc cạnh CD).
Đáp án:
Các em dùng ê kê để vẽ và có kết quả như sau:
Các hình chữ nhật có ở hình bên là: AEGD, EBCG, ABCD
Câu hỏi tự luyện
Các câu hỏi tự luyện giúp các con ôn luyện và nâng cao kiến thức:
Phần câu hỏi
Câu 1: Trong hình dưới đây có mấy cặp cạnh vuông góc với nhau? :
A. 3
B. 4
C. 5
Câu 2: Trong hình dưới đây có mấy cặp cạnh vuông góc với nhau? :
A. 3
B. 4
C. 5
Câu 3: Trong hình dưới đây có mấy cặp cạnh vuông góc với nhau? :
A. 1
B. 2
C. 3
Câu 4: Trong hình dưới đây có mấy cặp cạnh vuông góc với nhau? :
A. 1
B. 2
C. 3
Câu 5: Trong hình dưới đây có mấy cặp cạnh vuông góc với nhau? :
A. 6
B. 7
C. 8
Phần đáp án
1 2 3 4 5
Lời kết
Vậy là tiết học ngày hôm nay đã kết thúc rồi, các em đã biết cách vẽ hai đường thẳng vuông góc chưa nhỉ? Để vẽ được đẹp và chính xác, các em hãy sử dụng ê ke nhé! Ngoài bài giảng này, Toppy còn rất nhiều bài giảng Toán khác thú vị không kém, hơn nữa Toppy đang có rất nhiều khóa học miễn phí với giảng viên chất lượng đó.
Hãy cùng vui, cùng học với Toppy!
>> Xem thêm nhiều bài giảng Toán khác tại đây:
- Góc vuông – Góc không vuông
- Đường thẳng – Toán lớp 2
- Điểm ở giữa – Trung điểm của đoạn thẳng
- Phép trừ dạng 27-4, 63-40
- Góc nhọn- Góc tù- Góc bẹt – Bài tập & Lời giải Toán lớp 4
- Hai đường thẳng vuông góc – Bài tập & Lời giải Toán lớp 4